CẦM BÚT SAI
Trong bài phát biểu
khai mạc lớp tập huấn “ Quan điểm của Đảng về văn học nghệ thuật và hoạt động
phê bình văn học nghệ thuật”, PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh, chủ tịch Hội đồng lý luận
phê bình văn học nghệ thuật TW đã nói: “ Số lượng tác phẩm ngày càng nhiều,
song còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật… Trong một số trường
hợp có biểu cực đoan, chỉ tập trung tô đậm mặt đen tối tiêu cực của cuộc sống
hiện tại, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử, đi ngược lợi ích của nhân dân và
đất nước… Một số sản phẩm văn học nghệ thuật tầm thường, chất lượng kém vẫn được
phát hành, gây ảnh hưởng xấu đến công chúng, nhất là thế hệ trẻ”. Và trong
chương trình học của lớp tập huấn, chúng ta được xem một bộ phim “ Bi, đừng sợ!”
của đạo diễn Phan Đăng Di và được đọc một truyện ngắn: “ Bí mật của những ngày
mưa” của tác giả Nguyễn Thị Luyến. Cả
hai tác phẩm đều khiến chúng ta sững sờ
thậm chí lạnh cả xương sống lưng vì sự trần trụi, tầm thường đến mức không ổn
được lột tả bằng/ xen lẫn hình ảnh, ngôn từ hoa mỹ, lãng mạn. Tôi chọn truyện
ngắn “ Bí mật của những ngày mưa” của Nguyễn Thị Luyến để thử “ đải cát tìm
vàng” xem như thế nào.
Nguyễn Thị Luyến là một
tác giả trẻ thuộc thế hệ 9X ( sinh năm 1991) được đào tạo bài bản cho nghề viết
văn ( sinh viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội). Và truyện ngắn “ Bí mật của những
ngày mưa” được đăng trên báo Văn Nghệ, phụ
bản số Tết Quý Tỵ 2013 là một trong 10 truyện ngắn dự thi chọn lọc. Và như tác
giả tâm sự: “ Vào một ngày mưa rào, tôi nghĩ đến mùa lũ …” truyện ngắn được ra
đời. “ Bí mật của những ngày mưa” cố gắng giải thích, đặt giả thuyết, phơi bày,
bộc lộ bí mật tại sao có hiện tượng mưa gió, bão lũ hằng năm ở nước ta theo ý
thích riêng, cấu trúc ngôn từ riêng của tác giả bấp chấp truyền thuyết “ Sơn
tinh, Thuỷ tinh” đã có trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Truyện kể về nỗi đau
khổ của Sơn tinh khi Mỵ nương ( vợ Sơn tinh) thật thà thú nhận với chồng rằng
mình đã ngoại tình ( yêu Bạch Mã tướng – thuộc hạ của Sơn tinh, vốn là một con
ngựa). Sơn tinh nổi giận vì ghen tuông hoá phép cho đá lở, đất rơi đè Bạch Mã
dưới khối núi. Nhưng cuối cùng, Sơn tinh vẫn độ lượng tác hợp cho Mỵ nương và Bạch
Mã bằng cách để yên cho Bạch Mã chở Mỵ nương ra đi. Câu chuyện hấp dẫn người đọc
từ dòng chữ đầu tiên đến dòng chữ cuối cùng nhờ vào trí tưởng tượng phong phú của
tác giả khi diễn tả mây gió, cuồng phong, núi lớn, rừng cây và cấu trúc ngôn từ:
đối thoại, tình huống, diễn tả tâm trạng nhân vật chứng tỏ tác giả “có nghề ”
và câu chuyện thực sự có khả năng tác động mạnh đến độc giả, nhất là độc giả 9X
cùng thời với tác giả. Giữa nội dung và hình thức của truyện ngắn này có sự phối
hợp chặt chẽ, ăn khớp nhau khi sử dụng đầy những câu cảm thán (!) diễn tả nỗi
đau khổ, uất hận tột cùng khi bị vợ phụ bạc của Sơn tinh: gục xuống, cay đắng,
hận, chao ôi…diễn biến thành tức giận, điên cuồng: trừng mắt, giết, ghen tuông…
và sau cùng là tha thứ: “ Bạch Mã ! Hãy chăm sóc Mỵ nương thật tốt!”. Câu chuyện
kết thúc có hậu, thật hoàn hảo khi Sơn tinh được đánh giá là: “ Người đúng là vị
thần của các Sơn thần!”.
Chúng ta có thể thấy
truyện ngắn này ít nhiều có giá trị nghệ thuật: trí tưởng tượng phong phú, ngôn
ngữ giàu tình cảm, đậm chất người: hỉ, nộ, ái, ố và theo V.Lênin đã viết: “ Tuyệt
đối phải đảm bảo phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho khuynh hướng
cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội dung”, quan điểm
của Đảng ta không khác với V.Lênin, chúng ta khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi,
sáng tạo, tôn trọng nhân cách, trọng dụng tài năng và sự độc đáo của tác phẩm.
Nhưng bên cạnh đó, giá trị tư tưởng vẫn là điều đáng quan tâm và cần được đặt
lên hàng đầu dù ở bất cứ thời đại nào. Truyện ngắn “ Bí mật của những ngày mưa”
cố gắng tạo ra một bi kịch “ chuyện tình tay ba” với những câu chữ đầy thống thiết, đánh động
vào tâm trí, cân não của người đọc nhưng lại lấy hình tượng Sơn tinh, Mỵ nương
thì thật không ổn. Bởi vì, truyền thuyết “ Sơn tinh, Thuỷ tinh” trong kho tàng
truyện cổ Việt Nam xây dựng hình tượng Sơn tinh, Mỵ nương đẹp tuyệt, có giá trị
tư tưởng, nghệ thuật và thẩm mỹ cao, tồn tại vĩnh viễn trong tâm trí dân tộc ta
từ người gìa đến trẻ con qua hết thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là hình ảnh một
vị Thần núi oai dũng, hiên ngang được vua Hùng ưu ái, trăm họ thán phục; còn Mỵ
nương là một nàng công chúa nước Việt đẹp người đẹp nết. Họ là một đôi trai tài
gái sắc, một đôi tình nhân yêu quý nhau trong huyền thoại, huyền sử, chuyện
tình của họ đẹp như những chuyện tình: Tây Thi – Phạm Lãi; Huyền Trân – Khắc
Chung; Trọng Thuỷ - Mỵ Châu ; Vua và nàng Tấm .v.v…Thế mà, “ Bí mật của những
ngày mưa” lại biến hoá hai hình tượng tuyệt vời này thành ra những con người
phàm tục hơn cả người phàm: yêu và hành động không phân biệt đúng sai, ngoại
tình, ghen tuông, trả thù, tha thứ… làm méo mó, lệch lạc đi hình tượng đẹp của
truyền thuyết dân tộc Việt.
Chúng ta không trách
tác giả tại sao lại viết ra một truyện ngắn lệch lạc huyền thoại lịch sử dân tộc
như vậy vì chúng ta biết tác giả thuộc thế hệ 9X, thế hệ đang bị ảnh hưởng rất
nặng phim Hàn khi mà ngoại tình đã trở thành cái mốt trong phim Hàn.
Chúng ta
cũng không ngạc nhiên tại sao truyện ngắn này lại được đăng trên báo Văn Nghệ,
bởi vì, đó là hệ quả tất yếu của một giai đoạn phát triển đất nước không bền vững
hiện nay, sự lãnh đạo, quản lý của Đảng đối với lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và
hoạt động phê bình văn hoá nghệ thuật chưa chặt chẽ, chưa quan tâm đúng mức,
còn lỏng lẻo và còn thiếu hụt trầm trọng đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình
văn học nghệ thuật.
PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh
nói: “ Thầy thuốc bốc thuốc sai chỉ hại chết một người còn người cầm bút mà viết
sai thì sẽ hại chết rất nhiều người” và “ Để cho cái xấu tràn vào huỷ hoại cái
tốt đẹp của dân tộc thì chúng ta có lỗi, có tội với đất nước, với dân tộc”. Tác
giả của thế hệ 9X này nếu không được trang bị đường lối sáng tác đúng đắn sẽ tiếp
tục khuếch trương, phát tán và lan toả cái tôi phóng túng, thích sao viết vậy của
mình, không cần biết hệ quả kéo theo tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực khi sản
phẩm con đẻ của mình đến tay công chúng, nhất là thế hệ công chúng 9X cùng thời
tác giả. Truyện ngắn này thuộc quan điểm “ Giải thiêng” – một quan điểm sai trái
: Giải thiêng các giá trị của dân tộc, phủ nhận quá khứ, hư vô chủ nghĩa, xúc
phạm các giá trị tinh hoa của dân tộc khi tác giả đã quá đà, lệch lạc trong việc
sử dụng hình tượng Sơn tinh và Mỵ nương với những tình cảm tầm thường đến mức
thấp kém.
Tóm lại, truyện ngắn “
Bí mật của những ngày mưa” của tác giả Nguyễn Thị Luyến có ít nhiều giá trị nghệ
thuật với trí tưởng tượng phong phú khi diễn tả không gian, cảnh tượng, diễn biến
tâm lý nhân vật, có sự tìm tòi về phương thức diễn đạt mới làm phong phú cho thể
loại truyện ngắn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, truyện thể hiện rõ ảnh hưởng văn hoá
độc hại, làm mất đi bản sắc dân tộc, tinh hoa dân tộc và đánh mất bản thân
mình.Tác giả cần chú ý nhiều hơn đến giá trị tư tưởng, nâng cao nhận thức đúng
sai, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao thượng, chú ý đế giá trị chân -thiện -mỹ để
hoàn thiện cho bản thân và hoàn thiện cho độc giả đương thời.
Đà Lạt, Lớp tập
huấn thứ 11 Nguyễn Thị Thuý Anh
website cheat how to cheat on wife after an abortion read terminate early pregnancy wife wants to cheat link why cheat on your wife i cheated on my boyfriend should i tell him read why did my boyfriend cheat i cheated on husband link women cheat on men women who cheat click wifes who cheat women who love to cheat read infidelity in marriage hot sex stories of tamilnadu link sex education story cialis coupons free click prescription coupon card
|